Photo credit: rawpixel.com

Khi tìm hiểu về lối sống chay trường và plant-based, Liên bị choáng ngợp bởi thông tin trên Internet. Thời đại công nghệ 4.0 thông tin càng nhiều nhưng độ nhiễu cũng tăng lên song song. Biết đâu là đúng, biết đâu là sai? Đây là những tip Liên muốn chia sẻ giúp bạn “tỉnh thức” hơn khi chọn lọc thông tin về sức khỏe cho mình nhé. 

*Những thông tin trên được tham khảo từ BS. Garth Davis, người viết cuốn sách về cách mạng protein “Proteinaholic”. Bạn có thể tìm đọc tại đây

  1. Cẩn thận với tiêu đề giật gân

“Uống 3 ly café mỗi ngày giúp bạn giảm cân hiệu quả” Bạn thấy sao với tiêu đề giật gân này? Thường những thông tin này trích từ những kết luận và tóm tắt chung từ các bài nghiên cứu. Nếu bạn lướt sơ tiêu đề thì hãy tự hỏi mình câu hỏi “Tại sao”. Vậy cơ chế hoạt động của café tác động đến cân nặng như thế nào? Nghiên cứu dựa trên khảo sát 1,000 người khác nhau hay chỉ trên 100 người chưa bao giờ uống café? Ví dụ hơi quá nhưng Liên muốn nói đến việc bạn nên dành thời gian tìm hiểu hơn để có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn.  

Nói như vậy không có nghĩa bạn bịt mắt bịt tay không nghe và không thấy gì những gì xung quanh. Hãy dùng những thông tin đó làm la bàn cho những bài đọc kế tiếp của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu tìm hiểu, hãy follow các bác sĩ có tâm với nghề và đáng tin nhé. Xem danh sách nguồn tham khảo tin cậy tại đây.

  1. Đa dạng nguồn thông tin

Nếu Liên bảo bạn hãy nhìn xung quanh mình, kiếm những đồ vật có màu đỏ! Nhìn kỹ nhé, nhớ thật kỹ nhé! Bây giờ bạn nhắm mắt lại và kể cho mình nghe tất cả những đồ vật bạn nhìn thấy màu đen trong căn phòng hiện tại của bạn nào? Bạn nhớ gì không?

Tương tự, nếu bạn tập trung vào một nguồn thông tin duy nhất thì bạn bỏ lỡ nhiều gam màu khác trong thông tin đó. Một bài nghiên cứu không thể chứng minh điều gì. Do đó nếu ai đó nói với bạn điều gì thì hãy hỏi rõ nguồn gốc thông tin họ nhận được và hỏi nguồn thông tin này có đa dạng không hay đến từ một nguồn duy nhất?

  1. Độ tin cậy của nguồn thông tin

Khi bạn đọc một bài viết nào đó, hãy tìm hiểu về người viết hoặc viết bài nghiên cứu. Người viết bài nghiên cứu hoạt động trong tổ chức nào? Bài viết có được tài trợ bởi các nhãn hàng và cho mục đích tiếp thị hay không? Vì kết quả nghiên cứu sẽ ảnh hưởng bởi những xung đột lợi ích. 

  1. Sự khiêm tốn

Những nhà nghiên cứu giỏi thường khiêm tốn và cẩn thận. Không ai là hoàn hảo cả! Đương nhiên sẽ có sự đánh đổi giữa sự chính xác, tốc độ và tính áp dụng của bài nghiên cứu.  Những nhà nghiên cứu giỏi chia sẻ kết quả một cách minh bạch cho cộng đồng chuyên môn. Những nhà nghiên cứu khác có cơ hội để phản bác lại những gì họ nghiên cứu được. Điều này giúp các nhà nghiên cứu thấy được những điểm mù và những điểm sáng họ có thể cải thiện thêm.

  1. Nói đi đôi với làm

Bác Garth kể câu chuyện trong cuốn sách của bác như sau. Khi tham gia hội thảo Obesity Week, nơi các chuyên gia trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu, một tiến sĩ trình bày về sự đề kháng insulin (insulin resistance). Cô cho rằng sự đề kháng insulin đến việc khẩu phần ăn dư thừa chất sắt. Bài nghiên cứu của cô được trình bày rất chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục. Nhưng khi được hỏi về chế độ ăn của cô thì cô trả lời dõng dạc là chế độ low-carb và nhiều protein! Chế độ hàm lượng protein cao tức là chế độ sử dụng thịt động vật – chế độ chứa nhiều hàm lượng sắt. Do đó việc nói luôn đi đôi với hành!

Lời kết

Hãy là người tiêu dùng thông tin thông minh! Luôn đặt câu hỏi “Tại sao” để tìm hiểu rõ thông tin và nguồn gốc vấn đề. Khi bạn bắt đầu hành trình lối sống plant-based này, hãy tìm đến những nhà tiên phong đáng tin cậy để dẫn dắt mình. Khi đã là sự thật thì chỉ có một phiên bản sự thật thôi. Mong bạn có sự tỉnh thức thấy rõ điểm mù và điểm sáng của bức tranh thông tin tổng thể. Tại Sen nhỏ Blog, Liên luôn tìm đến những nguồn thông tin tham khảo đáng tin và tự nghiên cứu. Liên hy vọng Blog Sen nhỏ này sẽ là một trong những trang thông tin về sức khỏe tin cậy đó của bạn!  

In Gratitude,
♥ Sen nhỏ